Ảnh bạn bè

Ảnh bạn bè
Chụp chiều ngày 12/9/2010

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2010

ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC CỰU HỌC SINH ALĐ

STT
HỌ TÊN
ĐỊA CHỈ
ĐIỆN THOẠI
1
Huỳnh Văn Tiến
Đồi 30, Lộc Điền
0946947262
2
Nguyễn Văn Ca
Lương Điền Đông, Lộc Điền
0988796103
3
Trương Thị Gái
Đồi 30, Lộc Điền
01647435642
4
Trần Mại
1K66 Kẻ Trài, Huế
0905025738
5
Trần Văn Thiện
Lộc Bổn
0543892606
6
Nguyễn Thi
Đồng Xuân, Lộc Điền
01682433475
7
Đặng An Kha
Lộc Bổn
0982059575
8
Nguyễn Hòa
Lộc Sơn
01294419199
9
Trần Đá Em
Lộc Sơn
01673462847
10
Trần Ngọc Truồi
Lộc An > Huế
0914172486
11
Trương Can
Lộc An
0543892683
12
Nguyễn Thị Kim Hoa
Lộc Điền
0988128543
13
Lê Điểu
Lộc An >  Huế
0905877179
14
Hồ Đức
Lộc Sơn > Huế
0914156077
15
Trần Văn Năm
Lộc An
01677662835
16
Mai Văn Danh
Lộc An
01679036841
17
Nguyễn Sấn
Đá Bạc, Lộc Điền
0917108204
18
Lê Hòa
Lộc An
0543861428
19
Hoàng Xê
Lộc An
0914313763
20
Nguyễn Nghĩa
Lộc An > Nam Đông
0914015291
21
Lê Thị Hòa
Lộc Điền
054-3872778
22
Nguyễn Hoàng
Lộc Sơn > Huế
0914076816
23
Trần Cẩn
Lộc An > Huế
0914425222
24
Hoàng Thị Nhỏ
Lộc An
0546800049
25
Nguyễn Thị Hảo
Truồi
0543054711
26
Tôn Nữ Thị Hoa
Xuân Lai, Lộc An

27
Trần Thị Kim Đông
Lộc An > Nam Đông
0983278011
28
Nguyễn Văn Viễn
Lộc An > Đà Nẵng
0903584485
29
Nguyễn Mây
Truồi
01676545390
30
Nguyễn Chi
Lộc An > TP. HCM
0908025247
31
Trần Hữu Đích
Lộc An
0916921594
32
Lê Thừa Hùng
Đà Nẵng
0913404095
33
Trần Hòa

0968848804
34
Võ Đại Phúng
Lộc Bổn > Tp. HCM
0903809458






































Trên đây là các số ĐT có được nhờ hôm gặp mặt ở nhà bạn Lê Thị Hòa và Lễ kỷ niệm 50 năm.
Có thể một vài trường hợp số ĐT ghi không chính xác, mong các bạn nhắn lại để mình sửa. 








NGÀY ẤY TẮM SÔNG TRUỒI ...

Người viết:
Nguyễn Chi
 
    Khác với người dân thành thị, chiều thứ bảy họ rủ nhau vào các tiệm ăn, nhà hàng, rạp chiếu phim …, còn tôi dân quê lên tỉnh học vội vã đón xe vềTruồi. Huế - Truồi không cách xa nhau lắm, nhưng không hiểu sao cái thời trai trẻ ấy đi xa nhớ nhà lắm, nhớ xóm nhớ làng, nhớ những con đường sáng chiều đi học, nhớ đồng ruộng mênh mông, ... Những ngày nghỉ tôi thường hay về nhà bạn, nhà tranh vách đất bên cạnh dòng sông thơ mộng, trong xanh tươi mát. Ngồi trên chiếc ghế mà mùa hè năm ngoái chúng tôi đã chặt tre làm để cho “Vua” ngự mỗi chiều. Ngồi đây ngắm cảnh và tận hưởng làn gió mát rượi thổi lên từ cuối dòng sông, thoang thoảng mùi rong rêu rất đặc trưng của con sông xứ Truồi, nhất là vào những tháng mùa thu.  Thấp thoáng bên sông những mái nhà tranh núp sau lũy tre xanh uốn mình theo gió, xa xa nữa là cồn bắp, tất cả như nhuộm một màu xanh tươi mát, tạo nên cảm giác thật dễ chịu, tuyệt vời … Trên sông, thỉnh thoảng mới có người chèo ghe bủa lưới, những tiếng gõ xua cá trên mạn thuyền phá vỡ không gian nơi đây vô cùng tĩnh mịch. Gió ngoài sông cứ thổi vào, lá tre cọ vào nhau xào xạc gợi cho lòng nỗi nhớ bâng quơ. Bên kia sông là một cái bến rộng, có cây đa phủ bóng ra phía bờ sông cũng vắng người qua lại, tất cả như đang chìm vào một không gian vắng lặng đến lạnh người. Ngồi đây lúc nào cũng có cảm giác buồn buồn nhưng không hiểu sao tôi lại yêu quí nơi này, yêu dòng sông đến như vậy.     
        Hôm nay trời oi bức, nhìn quanh không một bóng người, thế là quần áo quẳng hết trên bụi cây, nhảy ào xuống sông, bơi ra giữa dòng, cả người chìm nghỉm, chỉ còn cái mũi để thở và đôi mắt nhìn lên bầu trời cao xanh thẳm. Hai tai chìm dưới nước, nghe một thứ âm thanh rất lạ, như một bản hợp xướng của côn trùng vang lên từ tận đáy dòng sông. Đang lênh đênh êm ả, cảm giác mát lạnh lâng lâng, bỗng dưng có một vật gì đó mềm và trơn chạm mạnh vào chân . Tôi giật mình nhớ lại khi còn nhỏ nghe các bậc đàn anh kể chuyện ở dưới sông Truồi có con Táy (1), nó hay tấn công vào cái của quí lắm, tôi vội bật người ra sức bơi thật nhanh vào bờ. Có lẽ như bị ám ảnh câu chuyện kể năm xưa, nhìn mặt sông sóng sánh, bóng cây che nắng tạo nên những bóng tối loang lổ dưới đáy sông, những bóng đen chập chờn theo sóng như có con gì đó đang sắp sửa tấn công vào mình, làm tôi thấy ớn lạnh cả người. Dưới cái nắng gay gắt của mùa hè, thật sự không muốn lên khỏi mặt nước chút nào nhưng sợ con Táy quá phải lên thôi. Vừa mới ló đầu lên khỏi bụi cây thì thấy ba cô con gái ập đến, tôi tá hoả nhảy lại xuống sông . Ba cô bước đến ngồi trên ghế mà chúng tôi thường hay ngồi hóng gió rồi huyên thuyên đủ điều, hết chuyện này đến chuyện nọ làm tôi kẹt quá. Ngâm lâu dưới nước, lạnh móp hết cả tay mà không thể nào lên được. Nghe nói chuyện ồn ào thằng bạn tôi trong nhà đi ra, thấy tôi dưới nước chỉ lên bụi cây nháy nháy nó hiểu ngay, hắn lẹ làng quẳng cái quần đùi xuống , úi giời ơi …thế là tôi “thoát nạn”.                   

Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

Lời Ngỏ

        Chiều ngày 12/9/2010, bạn bè cũ khóa 8 (1967-) của Trường Trung học An Lương Đông gặp nhau sau khi dự đám cưới  con của bạn Trần Hữu Đích. Mọi người rất vui vì có những bạn bè gần 40 năm nay mới gặp lại. Bao nhiêu chuyện tâm tình, vui buồn ngày xưa dưới mái trường thân yêu ồn ả quay về.  Do vậy mình làm tạm trang web này này, trước mắt có chỗ để bạn bè liên lạc với nhau.

        Rất mong các bạn trao đổi, góp bài để làm cho trang web này thêm thú vị, phong phú. Những bài viết hoặc nhận xét trao đổi xin vui lòng gửi qua email cho Hoàng ở địa chỉ: nguyenhoanghue@gmail.com nhé. Những nhận xét ngắn về các bài viết thì  các bạn gõ trực tiếp vào ô Nhận xét ở cuối mỗi bài đã đăng. Lần lượt có thời gian cũng như được sự hỗ trợ bài vở của các bạn, mình sẽ cải tiến trang này để được hấp dẫn hơn.

       Chúc mọi người được sức khỏe, hạnh phúc, an vui.

       Thân ái,
       Nguyễn Hoàng

Con dê con ngỗng rồi nay đến dây cà dây muống, hi hi,...

Người viết:
Nguyễn Hoàng

Viết tiếp chuyện linh tinh về bạn bè, ...

     Khoảng năm đệ ngũ, đệ tứ khi trong lớp khá quen thân với nhau và cũng đã lớn khôn thêm một ít, bạn bè thường hay tụ hội thành từng nhóm với nhau. Các bạn ở Truồi thì lên Nong, các bạn Nong thì ghé về Truồi.
    Hồi ấy, vườn nhà mình trồng khá nhiều ổi và đào tiên. Vào khoảng tháng 4, 5 sau khi thi học kỳ 2 xong, chuẩn bị nghỉ hè bạn bè như Lê Điểu, Lý Đắc Địch, Nguyễn Chi,... ghé lại nhà mình, tha hồ hái ổi, hái đào ăn thoải mái. Ở quê mình vào dịp đó, hằng trăm thửa ruộng vùng đầm bị nước mặn xâm nhập không canh tác được nên có khá nhiều tôm cá, trìa hến. Các bạn như Trần Xuân Hòa, Lê Điểu,... cũng đôi lần đi bắt tôm, cá như ngoài ruộng đầm với mình. Mỗi đứa mặc chỉ mỗi chiếc quần xả lỏn, cài một chiếc tất bên lưng quần, hụp lặn dưới ruộng sâu để bắt những con tôm càng, tôm sú hay tôm bạc to, nằm lẫn trong những đám rong lá dài. Tóm được con nào thì cho vào chiếc tất con nấy. Nếu lặn theo bờ ruộng thì có thể bắt được những chú cá bống khá to, nằm trong mấy chiếc hang do chúng tạo ra hoặc lật những chiếc ống bơ, lon đồ hộp ném dưới nước, đôi lúc cũng bắt được mấy con bống than, bống cát. Những “chiến lợi phẩm” này đem về nhà, bổ sung cho nguồn thức ăn của bữa cơm sau đó, ai nấy đều vui. Mình cũng nhờ “lặn lội” ở mấy đồng ruộng đó nên mới biết bơi dù bơi không giỏi.
    Dịp đó mình cũng hay về nhà các bạn ở Truồi chơi như đã kể ở câu chuyện trước, sau này thỉnh thoảng mình lại ghé nhà bạn Nguyễn Ngọc Mùi chơi, đôi lần ở lại ăn cơm trưa. Trong lớp, Mùi học trội nhất là môn Anh văn, phát âm rất chuẩn và tích lũy vốn từ vựng khá nhiều, được thầy Hồ Văn Bá khen ngợi. Đặc biệt, Mùi viết chữ rất đẹp; nét đều tăm tắp giống như nét chữ của thầy Huỳnh Ngọc Phiên nhưng tròn trịa hơn.
    Vào dịp cuối hè cuả năm lớp 9, mình cùng với Mùi và Huỳnh Phiên về quê của Phiên ở Lăng Cô chơi. Lớp mình ai cũng kính trọng và mến phục thầy Phiên nên bạn Huỳnh Phiên cũng có phần tự hào khi có tên họ gần giống thầy. 
    Ba đứa đến Lăng Cô dịp ấy trời hơi âm u, gió nhiều. Cả bọn lội xuống đầm Lập An chơi, rượt bắt những chú cá nhỏ, đi qua gần phía Hói Mít, Hói Dừa,... Ở giữa đầm nước không sâu lắm, chỉ quá ngực một chút, có rất nhiều rớ lớn (rớ bà) đánh cá của bà con ngư dân; muốn kéo rớ phải dùng trục quay có những chiếc cần và dây tời để quay nâng lưới rớ lên. Cả ba đứa nghịch ngợm leo lên chòi của một cái rớ đang nằm dưới nước, quay kéo chơi. Khi bốn góc rớ lên khỏi mặt nước, cá tôm bắt đầu vùng vẫy bên trong, thấy rất khoái. Mình không nhớ bạn nào quay trục, thế rồi bạn ấy vuột tay, cái cần trục quay ngược vù vù rất mạnh và cái rớ chìm nghỉm xuống nước trở lại. Thật là hú vía và quá may mắn. Nếu khi quay trả mà cái cần trục đó đánh vào mặt, mũi đứa nào đó chắc là không trành khỏi vỡ mặt, bay luôn bộ hàm nhai, thế thì cuộc đời đi tong sớm. Bọn mình quá khiếp nên không chơi dại lần nữa.
    Buổi chiều, cả bọn vượt qua mấy đồi cát, phía bờ biển của Lăng Cô. Hôm đó gió nhiều, những cơn sóng lớn từ xa đổ vào chồm lên bờ một cách hung hãn nên không đứa nào xuống tắm. Trở lại nhà của gia đình Phiên là bữa cơm với món ăn cá, mực và mùi nước mắm thơm lừng,...
    Đến lớp 10, mình lên học trường Hàm Nghi, Mùi học An Lương Đông nhưng 2 đứa vẫn gắn bó và có nhiều kỷ niệm. Đến đầu năm lớp 11, sau mùa hè đỏ lửa 1972 là lệnh đôn quân của Sài Gòn, những bạn sinh năm 1955 (được 17 tuổi) đang học từ lớp 11 trở xuống là phải đi lính. Lớp mình có mấy bạn bị động viên nhập ngũ trong đợt này, đó là Trần Xuân Hòa, Nguyễn Ngọc Mùi, Thái Quý Đương (?) (hình như có thêm ai nữa mình không chắc lắm, riêng Huỳnh Văn Khanh, Huỳnh Ngọc Hòa thì đã đi lính trước đó). Mình nhớ Mùi được phiên chế vào lực lượng chuyên viên không quân, huấn luyện tại Nha Trang 6 tháng rồi mới về đơn vị sửa chữa máy bay trực thăng. Còn Trần Xuân Hòa đi bộ binh thì phải (?)
    Trong thời gian bạn bè đi lính, mình may mắn còn được đi học, đã thường xuyên thư từ với Mùi (còn các bạn khác không liên lạc được). Hầu như hằng tuần 2 đứa đều viết thư cho nhau, an ủi động viên nhau vượt qua những chướng ngại trước mắt trong cuộc đời. Có lần, để gây ngạc nhiên nho nhỏ cho Mùi, mình viết bức thư rồi bỏ vào 1 chiếc phong bì nhỏ, dán lại. Phong bì này được bỏ vào phong bì khác to hơn và dán lại. Cứ làm như thế cho đến 5 cái bì thư; cái ngoài cùng mới ghi người nhận là Nguyễn Ngọc Mùi, còn người gửi đề là Nguyễn Ngọc Tỵ (tên khác của Mùi). Khi nhận, Mùi ngạc nhiên, chuyện đó cũng làm vui lên vài phút cho cuộc sống ở quân trường. Khi học xong, về đơn vị thì Mùi ít liên lạc hơn vì chắc là quá bận rộn.
    Thư từ bè bạn, kỷ vật thời học sinh mình có ý thức giữ gìn cẩn thận. Tuy nhiên sau nhiều lần thay đổi chỗ ở và giai đoạn lộn xộn của những ngày vừa giải phóng, mình đánh mất những sưu tập này. Thật đáng tiếc!

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010

TẢN MẠN NGÀY VỀ THĂM TRƯỜNG CŨ

Người viết:
Nguyễn Chi

Những vạt nắng chiều yếu ớt rải lên hàng tre xanh bên bờ sông Truồi thơ mộng. Bóng cây dừa trước sân lung lay trong cơn gió chiều nhè nhẹ, bên hiên nhà cây đào đã cuối mùa vẫn còn cho những chùm quả màu đỏ tươi trông rất đẹp. Thoang thoảng mùi thơm cá kho khô, mùi canh khoai tía thì phải... nhà ai đó đang chuẩn bị bữa cơm chiều.
Ôi nhớ quá người mẹ của tôi năm xưa trên quê hương này một thời bom đạn... Khi màn đêm buông xuống, cũng là lúc tôi có mặt trước cổng trường Trung học phổ thông ALĐ. Trước cổng và cả sân trường lấp lánh ánh đèn đêm mờ ảo như đang âm thầm đón chào các thế hệ thầy trò về đây hội ngộ. Những ly rượu mừng chúc nhau, mừng Trường tròn 50 tuổi. Thầy trò bè bạn râm ran trò chuyện giữa trời đêm... hình như đâu đó có những giọt lệ rơi trong niềm cảm xúc tột cùng của tình bè bạn, ba bốn chục năm mới gặp lại nơi này.
Đã từ lâu, tôi mong ngày trở về lang thang trên sân trường để nhặt đôi chút của rơi nhưng tôi hoàn toàn thất vọng. Hình như ai cũng giữ chặt trong tay cái quí nhất của mình, dễ gì để rơi cho mà nhặt.

TRƯỜNG CŨ - TÌNH XƯA

Người viết:
Nguyễn Chi



Từ khi được biết nhà trường sẽ tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, tôi luôn trăn trở ngày về thăm lại trường cũ dấu yêu. Muốn làm một chút gì đó cho ngôi trường thân yêu, nơi đã trang bị cho mình những kiến thức đầu đời để tiếp bước trên con đường dài phía trước. Điều đặc biệt hơn nữa là ngôi trường đó lại ở trên quê hương nho nhỏ của mình, gắn bó với biết bao kỷ niệm thân thương của tuổi học trò làm cho tình cảm với trường càng thêm sâu nặng. Ngày trở về sẽ càng thêm ý nghĩa khi mang đến cho thế hệ đàn em một chút quà mọn với lời nhắn nhủ động viên các em hăng say học tập.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, ý tưởng thành lập Câu Lạc Bộ 1 Triệu trên mạng được hình thành và đi vào hoạt động.
Trong những ngày giao lưu sôi nổi trên diễn đàn Câu Lạc Bộ (CLB), có người hỏi tôi, từ khi mở đầu CLB cho đến bây giờ cứ mỗi lần nhắc đến TRƯỜNG CŨ bao giờ cũng có chữ TÌNH XƯA đi kèm. Có phải chăng tuổi học trò của anh đã làm rơi rớt đâu đó nhiều mối tình đến nỗi mà khi nhắc đến trường cũ bao giờ cũng có chữ tình xưa ?
Như mọi người biết đó, gần 50 năm thành lập, trường của chúng ta đã trải qua nhiều chặng thăng trầm, đến nay trường cũ đã khang trang đẹp đẽ hơn nhiều. Nhưng cho dù trường có lộng lẫy đến đâu nếu không có một chút tình hòa quyện vào trong đó thì nó chỉ là vẻ đẹp của một viên cẩm thạch lạnh lùng vô giác. Chữ tình mà tôi thường nói đến không đơn thuần chỉ là tình yêu đôi lứa mà đó là tình thầy trò, tình bè bạn, tình quê hương. Chính cái tình ấy đã làm cho lòng người đi xa luôn ray rức nhớ về TRƯỜNG CŨ – TÌNH XƯA.
Tôi xa trường từ cuối năm đệ tứ, khi tuổi đời còn rất trẻ, làm sao có thể giữ được những gì khi đôi tay có nhiều kẻ hở. Tôi không nhớ thời học ALĐ mình có lỡ đánh rơi mối tình nào không nhưng tôi đã hứa với lòng mình, tôi sẽ về thăm nhân ngày trường tròn 50 tuổi. Tôi cũng khuyên ai đó ngày ấy nên về, cho dù để rồi: “Bâng khuâng đợi chờ… người sao chẳng đến". Tôi mong chờ ngày ấy lang thang trên sân trường, biết đâu nhặt được của rơi từ tay người khác không chừng,....



50 năm trôi qua nhanh thật, những kỷ niệm ngày xưa như vẫn còn đâu đó, thế mà “Nhìn lại mình đời đã xanh rêu“.
Niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng luôn dành cho các thế hệ đàn em, và An Lương Đông sẽ mãi là con đò vĩnh cửu.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010
Nguyễn Chi

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

Xem ảnh của ngày lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường

- Mình đã post ảnh lên đây và để dưới dạng chiếu slide. Các bạn sẽ xem lần lượt các ảnh này. Muốn tải về để sang ảnh, các bạn bấm chuột vào chữ View ở dưới slide ấy, xong vào trang lưu trữ, thích chọn ảnh nào thì download về máy tính.

- Các bạn có những ảnh chụp khác xin vui lòng gửi email về cho mình để mình đưa lên đây. Nếu được, các bạn upload lên một trang chứa ảnh, chặng hạn như photobucket.com rồi gửi cho mình đường link là đủ.

- Để trang web này được phong phú và có nhiều người cùng chia sẻ, xin các bạn vui lòng viết bài, kể chuyện và gửi email về cho mình. Đừng ngại viết, hay dở không quan trọng miễn sao chúng ta ôn lại càng nhiều chuyện xưa càng vui. Nếu cần mình sẽ biên tập lại các bài viết của các bạn để đưa lên đây.

email của Hoàng: nguyenhoanghue@gmail.com

Xin cám ơn các bạn.

Thân mến,
Hoàng

Bài phát biểu của cựu học sinh

Người viết:
Nguyễn Hoàng


Kính thưa quý vị đại biểu
Kính thưa quý thầy cô, các anh chị, các bạn học sinh cũ và học sinh đang học của trường



Hôm nay tôi lấy làm vinh hạnh được nhà trường đề nghị phát biểu cảm tưởng của một học sinh cũ nhân dịp lễ kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi trường Trung học An Lương Đông yêu dấu. Tôi xin phép được chia sẻ những suy nghĩ của mình với quý thầy cô, quý bạn và hy vọng sẽ nhận được sự đồng cảm từ những cựu học sinh của trường.

Là những học trò nhỏ của ngôi trường này vào một thời cách đây trên 40 năm, chúng tôi ở nông thôn, phần lớn con nhà nghèo, nhưng lứa tuổi thiếu niên này may mắn được học tiếp bậc cao hơn ở quê nhà, được bước chân vào ngưỡng cửa trung học mà không phải đi xa lên phố thị. Nhìn lại lịch sử, công lao ban đầu thuộc về các bậc thân hào nhân sĩ, các bậc phụ huynh ở địa phương đã vận động để thành lập nên ngôi trường trung học, còn người đặt nền móng và phát triển sự nghiệp giáo dục ở đây chính là quý thầy cô đã cống hiến tài năng, tâm sức sư phạm qua bao thế hệ trong đó người tiên phong, đóng góp phần hết sức quan trọng chính là thầy Trần Gia Thọ, vị Hiệu trưởng kính mến đầu tiên của nhà trường.

Trong dịp 50 năm kỷ niệm thành lập trường này, chúng tôi thực sự mừng vui khi gặp được thầy cô của mình, đã qua rồi thời trẻ trung, nay tuy già nhưng vẫn khỏe mạnh, vẫn chan hòa tình cảm như những ngày xưa.
Chúng tôi không quên được những giờ trên lớp vào những ngày đông, tháng hạ; những lúc bom rơi, đạn nổ cạnh trường, cô thầy vẫn thanh thản, trấn an học trò cùng nhau dạy, học; nhớ những chuyến xe đò cuối cùng mà cô thầy lo lắng chờ đợi khi trở về Huế vào cuối mỗi buổi chiều tan lớp,...

Và trong tháng ngày học tập ấy, mỗi lần thầy cô gọi lên bảng trả bài, làm bài tập, dù được khen hay chê, được tuyên dương hay quở mắng, đó cũng là những kỷ niệm khó quên của tuổi học trò. 

Ngoài kiến thức thầy cô đã truyền dạy, những nét tính cách, phong thái đĩnh đạc, sư phạm của thầy cô đã chi phối, ảnh hưởng đến chúng tôi khá nhiều trong nghề nghiệp, trong ứng xử đời thường về sau, chẳng hạn nét chữ viết, cách diễn đạt nói năng hoặc là quan niệm về nghề nghiệp, cách sống, v.v…

Nhiều thầy cô của trường với lý do này hoặc lý do khác, dù không nhận được bằng khen, danh hiệu do cấp này cấp nọ ban phát nhưng họ thực sự là “Nhà giáo ưu tú”, “Nhà giáo nhân dân” trong lòng của bao thế hệ học sinh, phụ huynh của trường và đó là phần thưởng cao quý dành cho quý cô thầy đã tận tụy vì học trò của mình.

Năm mươi năm là quãng thời gian không dài đối với lịch sử một ngôi trường nhưng là quá nửa cuộc đời của một con người. Chúng tôi, những học trò cũ nhiều thế hệ khác nhau, từ những anh chị khóa 1 cho đến những bạn học sinh vừa rời ghế nhà trường trong mùa hè năm 2010 là những đồng môn, ai nấy đều trải qua thời niên thiếu ở ngôi trường này. Không hiếm những gia đình mà các thành viên, ngoài quan hệ gia tộc bố mẹ, anh chị em ruột còn là quan hệ đồng môn nữa, đều sống trong tình thân, mái ấm của ngôi trường An Lương Đông.

Tôi là cậu học trò khóa 8, trúng tuyển kỳ thi vào đệ thất (lớp 6) năm học 1967-1968. Khóa chúng tôi có phần thuận lợi hơn các anh chị các khóa trước vì trường lớp dần ổn định, thầy cô cũng quen với môi trường, hoàn cảnh của học trò nông thôn và đã gắn bó tình cảm của mình với nhiệm sở này.

Thời niên thiếu của thế hệ chúng tôi rơi vào giai đoạn chiến tranh, việc học hành không được suôn sẻ như sau này; bạn bè cùng lứa nhiều người phải rời trường khá sớm do điều kiện kinh tế khó khăn của gia đình, số khác bị bắt đi lính, ra chiến trường. Cơ sở vật chất, phương tiện học tập thiếu thốn, thầy cô phải đảm nhiệm nhiều môn học khác nhau, tuy nhiên bù đắp lại cho hoàn cảnh đó chính là sự nhiệt tình, tận tụy dạy dỗ của quý thầy cô, sự hăng say chăm chỉ học tập của các bạn học trò.

Với những cựu học sinh, cho dù tóc đang còn xanh mướt hay đã bạc đầu, có lẽ tâm trạng các bạn cũng như tôi, mỗi lần có dịp đi ngang trường trên những chuyến tàu, chuyến xe thì trong lòng đều rộn lên bao kỷ niệm. Hôm nay, về với mái trường trong ngày lễ 50 năm thành lập, chúng tôi thực sự mừng vui với sự phát triển lớn mạnh của ngôi trường, từ dăm lớp của cái thuở ban đầu ấy trong vài ba phòng học đơn sơ thì nay trường lớp khang trang, phương tiện học tập khá hiện đại, lực lượng thầy cô được bổ sung đầy đủ, dạy đúng chuyên môn và học sinh của trường đạt được nhiều thành tích trong học tập, số lượng học sinh được trúng tuyển vào đại học, năm sau tăng cao hơn năm trước. 

Trong quãng thời gian nửa thế kỷ ấy, có hàng chục ngàn lượt học sinh đã gắn bó thời hoa niên của mình với ngôi trường yêu dấu An Lương Đông, nơi là bệ phóng, chuẩn bị hành trang vào tương lai, hình thành nên tính cách của mỗi con người ở bất cứ cương vị nào, người dân bình thường hay cán bộ viên chức. Thời nào, thế hệ nào cũng có những học sinh giỏi, chăm đã mang về cho trường các giải thưởng cấp quốc gia, giải thưởng cấp tỉnh, đỗ vào đại học với thứ hạng cao, góp phần làm nên truyền thống hiếu học của nhà trường. Qua con số thống kê chưa đầy đủ cho thấy rất nhiều cựu học sinh của trường thành đạt trong cuộc sống và sự nghiệp trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, có nhiều cựu học sinh kế tục sự nghiệp của thầy cô, trở thành nhà giáo hay người quản lý, lãnh đạo ngôi trường này; xin nêu một trường hợp trong số đó là anh Lê Điểu, người bạn học cùng lớp, đã giữ trách nhiệm Hiệu trưởng của trường trong suốt 14 năm kể từ 1995 đến 2008, đóng góp nhiều công lao xây dựng, phát triển nhà trường.

Đã là học sinh An Lương Đông, dù nay đang làm việc trên cánh đồng, trên công trường, trong nhà máy, trong trường học hay bệnh viện; giữ những chức vụ trong các cơ quan nhà nước,... chắc chắn rằng khi nghĩ về thời niên thiếu ai nấy vẫn giữ được những kỷ niệm êm đềm về thầy cô, về bạn bè, về trường lớp tọa lạc ở xứ Truồi bên giòng sông xanh biếc, thơ mộng mà mình đã trải qua. Những kỷ niệm ấy càng trở nên quý giá khi tuổi đời của chúng ta ngày càng dày thêm.

Hôm nay, với những tình cảm ấy, trong dịp kỷ niệm này mỗi chúng ta đều có những cảm xúc dâng trào; nhìn nhau với ánh mắt chân tình, nói với nhau những lời thân ái. Xin hãy giữ mãi những hình ảnh đó để một mai kia, khi gặp lại nhau ở bất cứ nơi đâu, tình đồng môn vẫn đậm đà, thắm thiết.

Chúng ta hạnh phúc khi cùng thầy cô, bạn bè quay về dưới mái trường yêu dấu, ôn lại những mẩu chuyện của ngày xưa tháng cũ, của những tháng ngày mài đũng quần trên ghế nhà trường. Nhưng chúng tôi cũng ngậm ngùi, luyến nhớ đến một số thầy, số bạn đã vĩnh viễn đi xa như quý thầy Hồ Văn Bá, thầy Lê Tự Rô, các bạn cùng khóa như Huỳnh Văn Khanh, Lê Du và một số thầy cô, thân hữu của những cựu học sinh thuộc các khóa khác.

Thời gian qua, nhiều cựu học sinh đã có những đóng góp thiết thực cho mái trường này trực tiếp hay gián tiếp bằng những công việc âm thầm lặng lẽ. Tôi xin được nêu một trường hợp. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm này, một học sinh cũ cùng lớp là bạn Nguyễn Chi, trong suốt năm qua anh đã khởi xướng, liên lạc, kêu gọi và duy trì "Câu lạc bộ 1 triệu đồng", đem về cho học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó của An Lương Đông 70 suất học bổng. Anh đã làm cầu nối không chỉ cho thầy cô, cựu học sinh mà còn những người có cảm tình với An Lương Đông trên mọi miền đất nước và nước ngoài, do xa xôi không về thăm mái trường xưa được, vẫn có cơ hội san sẻ chút tình với quê hương, với đồng môn thuộc thế hệ đàn em.

Chúng tôi cũng rất chân thành xin lỗi đến nhiều anh chị em cựu học sinh của trường, đã có những đóng góp to lớn khác mà do thời gian phát biểu hạn chế hoặc bản thân cá nhân tôi thiếu thông tin nên không kể đầy đủ ra đây được.

Chúng tôi biết có những nhóm, hội cựu học sinh theo từng khóa đã hoạt động nhưng dường như chưa có Hội cựu học sinh ALĐ ở cấp trường nên mong rằng nhà trường, cơ quan hữu quan và cựu học sinh sớm thành lập tổ chức Hội ấy nhằm nối kết, duy trì và thống nhất các hoạt động. Mỗi người sẽ đóng góp trong khả năng, điều kiện của mình một cách hoàn toàn tự nguyện; sự đóng góp về vật chất, tinh thần đó thật sự phải vì sự thôi thúc nội tâm của mình đối với trường xưa lớp cũ.

Thời gian dành cho phát biểu thì ngắn, nhưng tình dài, chúng tôi, những cựu học sinh của trường còn bao nhiều điều muốn tâm sự, san sẻ. Để đảm bảo thời gian buổi lễ, tôi xin dừng nơi đây. Kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô, các anh chị, các bạn cựu học sinh và các học sinh đang học của ngôi trường yêu dấu An Lương Đông này được sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt, đóng góp nhiều sức lực trong việc xây dựng ngôi trường thân yêu và xây dựng đất nước trong cương vị công tác của mình.

Xin trân trọng kính chào và cám ơn quý vị đã lắng nghe.

Nguyễn Hoàng

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010

Chuyện con dê con ngỗng,... hehe

Người viết:
Nguyễn Hoàng


Tiếp theo chuyện con cà con kê trước, nay là chuyện con dê con ngỗng nhé,...

Các năm học tại ALD, học trò ở các xã Lộc Bổn, Lộc Sơn đến trường bằng mọi phương tiện: xe đạp, xe lam, xe đò, ô tô bước,.. đủ cả. Đi bộ hay xe đạp thì hay cặp kè thành từng nhóm. Đi xe đò hay xe lam thì ra quốc lộ 1, đón dọc đường. Khi ít người thì xe dừng, có khi xe đầy chỗ xe chạy thẳng, học trò phải chờ chuyến khác. Nhiều lúc sợ trễ học hoặc muốn về nhà sớm, nhiều bạn bám, đu người vào cửa xe hoặc nhảy đại lên trên trần xe thật nguy hiểm. Nhưng may mắn là không ai bị tai nạn gì cả mà không hiểu sao thời đó, học sinh cũng như người lớn lại liều mạng kiểu đó nay nhớ lại thấy cũng kinh hoàng.

Đi xe đạp nhiều lúc cũng khổ vì không phải bạn nào cũng có xe tốt. Thường xe không phanh, không thắng, không chắn bùn. Sên xích thì cà giật, thêm nữa ai có xe cũng thường đèo thêm bạn bè nên xe chóng bệ rạc. Cuối năm lớp 6, có lần mình đi chiếc xe cà tàng, trên đường về nhà, mới ngang cầu Chợ Hôm bỗng dưng bánh xe sau bị siết côn, cứng đơ không chạy được. Dừng lại, cố gắng đẩy thì bánh xe tuột ra khỏi sườn. Không biết làm sao đành phải vác bộ xe vì trong túi chẳng có hào nào để sửa xe. Vác đi một đoạn, cái vai ê ẩm, bầm đỏ đành vất xe bên lề đường để nghỉ rồi tiếp tục lê bước. Mọi người đã về cả, chỉ còn lại một mình nên vừa vác xe đi, nước mắt vừa chảy, cuối cùng cũng về đến nhà khi trời chập choạng tối. Và những ngày tiếp theo mình hoặc là nhảy xe đò hoặc cuốc bộ. Dù vậy nhưng mình nhớ suốt thời gian đi học mình không trễ hay vắng buổi nào.

Học trò thời ấy cũng ba trợn, nghịch dại nhưng người lớn ít quan tâm, ngăn chặn. Mình nhớ đôi lúc tan trường, từ Truồi lên Nong, có những bạn ngồi trên trần xe lam, thủ sẵn một nắm đá. Khi xe chạy ngang qua mấy chú đi xe đạp thì ném đá xuống và các chú đi xe đạp cũng ném lại trả đũa, đôi lúc trúng vào hành khách đi xe. Cũng có vài chú u đầu sứt trán vì những chuyện này nhưng may là không có chuyện nghiêm trọng xảy ra.

Học trò đến trường sáng sớm thường ghé vào mấy quán cạnh cổng trường để mua nửa ổ bánh mì lót dạ. Giờ ra chơi, nhiều bạn đá jeuton, hét hò ồn ào; nhóm bạn khác gọi cà phê để uống, có bạn đã hút thuốc lá, thường là thuốc lá Mẽo như Salem, Winston, Lucky,... hoặc là thuốc lá Jacq có mùi bạc hà,... có lẽ ưa làm người lớn chứ chưa phải thuộc loại nghiện! Bia rượu thì chưa ai đụng vào.

Đối với các bạn ở xa, gặp những ngày học cả 2 buổi thì thường bới cơm trưa trong chiếc mo cau hay lon Guigoz, gồm nắm cơm với vài con cá mặn hay muối mè. Giờ trưa, bạn bạn ngồi quây quần san sẻ những vốc cơm, miếng cá. Nếu không bới cơm theo thì hoặc là mua ổ mì hoặc đơn giản là nhịn đói. Rồi thời gian cũng trôi qua, buổi học chiều lại đến và cơn đói cũng dịu đi cho đến lúc về nhà để ăn cơm chiều thay cho bữa trưa.
Hai lớp cùng khóa Anh văn và Pháp văn thường học các phòng liền kề, học trò hầu hết biết nhau cho dù có thể không chuyện trò giữa hai phái nam, nữ. Năm lớp đệ ngũ, Thầy Phiên thường dạy thêm toán cho cả 2 lớp vào giờ nghỉ ban trưa nên bạn bè 2 lớp khá gần gũi. Lớp Pháp văn có một số bạn tuổi tương đối lớn, hoạt bát, năng động trong các sinh hoạt tập thể như Lê Văn Bá, Hoàng Thi Thơ Tâm, Trần Hữu Lưa,... Còn lớp Anh văn thì có vẻ chỉ biết học chứ ít tham gia văn nghệ, báo chí vì không ai có năng khiếu những món này.

Học trò thời này hát đủ loại bài hát bát nháo trong những dịp văn nghệ của trường vào dịp cuối năm hay dịp hè. Gắn với tuổi học trò thì có những bài như “Nỗi buồn hoa phượng”, “Ngày tựu trường” (Thanh Sơn); “Trường cũ tình xưa”, “Mùa chia tay” (Duy Khánh), “Họp mặt lần cuối” (Hàn Sinh), v.v... cũng được hát bên cạnh những bài như là “Hai mùa mưa”, “Cánh thiệp đầu xuân”, thậm chí là “Nhịp cầu tri âm”, “Con đường xưa em đi”, “Những đóm mắt hỏa châu”,... dành cho người lớn và lính lác nữa!
(mời nghe Nỗi buồn hoa phượng)

Vào dịp tết năm đệ lục, lớp mình được cô Thanh Ngọc hát bài “Diễm xưa”, có lẽ lần đầu tiên mình được nghe tình ca của Trịnh Công Sơn vì trước đó mọi người thường hát “Gia tài của mẹ” hoặc “Đại bác ru đêm”, “Tình ca người mất trí” nhiều hơn.

Mình nhớ, từ năm lớp đệ ngũ trở đi một nhóm học sinh khoái chuyện trò với nhau bằng ngôn ngữ đặc biệt: nói lái kiểu ghép hai, ghép ba. Ví dụ, thay vì nói “Hôm nay, tôi đi học” thì bạn sẽ nói như sau: “Môm hi may ni môi ti mi đi, moc hi” hoặc phức tạp hơn sẽ là: “Môm ka hi may ka ni môi ka ti mi ka đi moc ka hi”, tức là ghép một chữ mới chữ “mi” hoặc “mi ka” rồi nói lái lại, chẳng hạn chữ “hôm” thì ghép thành “mi hôm” rồi đọc thành “môm hi” nói lái trở thành “mi hôm” tức là "hôm". Mới nhìn qua tưởng là phức tạp thế nhưng nhiều người “học” nhanh ra phết và khoái xài cái “ngôn ngữ tây đui” này.

Nguồn gốc của ngôn ngữ tây đui này không rõ xuất phát từ đâu. Chỉ biết rằng trong truyện dài “Thằng Vũ” của Duyên Anh, ông cũng cho nhân vật chính, Vũ và bạn bè của nó cũng xài kiểu như trên nhưng ghép với từ “la” thay cho từ “mi”. Bạn Huỳnh Văn Khanh (mất sớm), mình và nhóm bạn của lớp Pháp văn kể trên thường giao tiếp với nhau theo kiểu này.
(còn tiếp)

Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2010

MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

Người viết:
Nguyễn Văn Ca

Mình đã không được may mắn như các bạn khác cùng lứa!

Sau khi học xong bậc tiểu học, không như những bạn học khác, mình phải theo gia đình chạy nạn vào sống ở thành phố Đà Nẵng. Việc học hành của mình từ đó cũng ba chìm bảy nổi. Bốn năm học chạy ở 03 trường. Sinh ngữ chính của mình là Pháp văn mà nửa năm lớp đệ lục và nửa năm lớp đệ ngũ phải chấp nhận học môn tiếng Anh vì trường mình học lúc đó không dạy Pháp văn. Năm lớp đệ ngũ và đệ tứ mình chuyển về học ở trường Trung học Công lập Đông Giang thuộc TP Đà Nẵng; ở đây mình gặp được Lê Thừa Hùng, học chung lớp với mình. Chúng tôi thân nhau liền khi vừa mới gặp bởi lẽ là người cùng quê, cùng cảnh (cùng là dân xa quê vì chạy nạn, cùng nghèo khó như nhau, mưa cũng như nắng cùng đi bộ hàng ngày đến trường tuy mỗi đứa đều ở xa trường hàng chục cây số lại cách sông trở đò…). Các bạn biết không, có một kỷ niệm giữa mình và Hùng, mình thì nhớ lắm không quên được mà không biết Hùng có còn nhớ hay không: có một hôm hình như lớp mình được nghỉ liền cả 03 tiết cuối buổi sáng, mình liền rủ Hùng về nhà, hai đứa nấu cơm ăn. Trong bữa ăn chúng ta thách đố nhau ai ăn hết tô canh nóng trước là thắng, kẻ thua phải chịu cái gì sau đó thì mình quên mất (đúng ra thì mình thách Hùng trước, không hiểu sao Hùng cũng nhận lời). Phần này mình thắng. Có lẽ Hùng vẫn ấm ức nên lúc đi học lại, trên đường Hùng rủ mình ăn kem cây (cà rem), lúc này Hùng trả đũa lại mình bằng thách đố: mỗi đứa phải ăn liền một lúc 03 cây cà rem không được nghỉ, ai thua phải trả tiền. Phần này Hùng thắng; mình chưa nuốt trôi hết 1 cây thì loáng một cái Hùng đã nuốt chững hết cả 3 cây, mình đành chào thua.

Như trên đã nói, mình học Pháp văn, trường không có đông học sinh học môn tiếng Pháp, đến giờ Pháp văn lớp chỉ có 04 đứa: mình là một, 2 thằng đều tên Hùng và nhỏ Chi. Nhỏ Chi học tiếng Pháp suya hơn bọn mình, chuyển trường từ Đà Lạt về cùng năm học với mình lại là con gái rất dễ thương nữa. Có lẽ vì thế mà lúc gặp mình lần đầu tiên sau ngày giải phóng, người Hùng nhắc đến với mình trước tiên là nhỏ Chi chăng? Nhỏ Chi là con của một viên Đại úy có xe jeep nhà binh đưa đón hàng ngày, kênh kiệu một chút nhưng cũng dễ thương, chẳng biết bây giờ Chi đang ở đâu!

Học hết lớp đệ tứ, mình theo gia đình trở về quê cũ xin vào học lớp 10 Pháp Văn ở trường An Lương Đông, lúc đó Lê Du làm lớp trưởng (sau này khi Du học xong Sư phạm ra dạy học ở Quảng Bình bị trọng bệnh rồi chết; bạn bè mỗi đứa mỗi nơi, chẳng mấy đứa biết được tin để trở về tiễn nó đi một đoạn cuối cuộc đời). Lúc này Lê Văn Bá và một vài bạn khác nữa đã chuyển trường đi học đâu đó rồi nên mình không gặp. Những thầy cô giáo những năm lớp 10, 11 và 12 lúc ấy mình còn nhớ được là Thầy Hồ Văn Bá Hiệu trưởng, nhà thầy ở Huế thường xuyên đi về hàng ngày bằng chiếc xe Honda 67 màu đen. Không chỉ có Thầy Bá mà hầu hết quý thầy, cô dạy bọn mình hồi đó đều ở Huế về dạy ở Truồi cả và chắc họ đều có một tâm trạng như nhau là rất sợ tên rơi đạn lạc trên đường đi và có lẽ cả những lúc đứng trên bục giảng nữa bởi lúc đó chiến sự không còn ở những nơi xa xôi như người ta vẫn nghĩ mà đã lan dần về cả những làng mạc cận đường quốc lộ, ví dụ như làng Nam Phổ Cần, làng Phước Mỹ… chỉ cách trường có mấy bước chân. Mình nhớ có lần hai bên đánh nhau suốt cả ngày cả đêm ở làng Nam Phổ Cần, làng Phước Mỹ, làng Nam Phổ Hạ trông cứ như trẻ con đánh trận giả với nhau vậy. Một số học sinh con trai bọn mình chẳng biết sợ là gì nữa, cứ tràn lên đường tàu đứng nhìn lính của Trung đoàn 54 đi theo sau xe thiết giáp tiến chầm chậm vào đánh giáp lá cà với quân bộ đội Giải phóng núp trong các hầm chữ A ven bờ tre ở trong làng; cứ một đợt lính 54 tiến vào là tiếng súng nhỏ, súng lớn, lựu đạn, mìn rộ lên một chặp rẹt…rẹt, đì đùng rồi im bặt; lính chết, bị thương được khiêng trở ra nhiều vô kể, thế là xong một đợt tấn công… Sau đó phải cầu viện lính Nhảy dù về mới giải quyết xong được.

Ngoài Thầy Bá ra còn một số thầy cô khác mà bây giờ nhắc đến mình vẫn còn hình dung ra được từng khuôn mặt đáng kính như Thầy Lê Thừa Xích dạy Địa, cô Tuyết Nha dạy môn Lý, Thầy Nguyễn Văn Mua dạy môn Toán với cô Phong sau đó trở thành một đôi vợ chồng, Thầy Nguyễn Văn Mua dạy môn Sinh, Thầy Lê Tự Rô mà có lúc đi dạy thầy đóng bộ đồ nhà binh láng cóong với galon Thiếu úy trông rất oai, dạy môn Toán với vợ là cô Ngọc Anh dạy cùng trường. Nhắc đến Thầy Rô mình nhớ tới một kỷ niệm: năm học 11, một buổi chiều đến giữa giờ Toán, gió thổi từ ngoài cánh đồng phía sau trường vào mát quá, chống chỏi một hồi không lại với cơn buồn ngủ quái ác ập đến, mình gục xuống bàn ngủ ngon lành; đúng lúc ấy, mình cảm thấy có cái gì đó chọi vào đầu thật đau, thì ra đang giảng bài trên bục cao nhìn xuống thấy mình đang ngủ; sẵn cục phấn trên tay thầy vụt một cái trúng đích, hay thật! Giật mình tỉnh giấc mộng mình bị thầy xách lên bảng, thầy hỏi: 

- a lũy thừa không bằng mấy? 

Mình đang còn lớ ngớ chưa kịp trả lời thì a lê “bốp” cạnh chiếc giày botte de saut cứng như đá ở chân phải của thầy đã dính vào ống quyển chân phải của mình và kèm theo tiếng quát “đi về chỗ”. Hú vía, mình ôm chân lao nhanh về chỗ ngồi không dám nhúc nhích. Một lúc sau, ở chỗ ấy nổi lên một cục to hơn quả trứng vịt, tím đen và đau quá chừng, về nhà mình phải lấy muối ăn với củ gừng giã nhỏ, xát nhiều lần nhưng cũng phải nhiều ngày sau mới lặn hết. Đúng là cái giá phải trả… Thầy Nguyễn Phố dạy môn Triết, Thầy Chế Trọng Hùng dạy môn Tiếng Anh, Cô Tao Phùng dạy môn Sử, Thầy Trương Quang Yến dạy môn Việt văn và một số thầy cô khác nữa mà ở “Mấy dòng hoài niệm” của Hoàng đã nhắc đến rồi. Mình cũng còn nhớ là đầu năm bọn mình học 11 còn có thầy Lê Xuân Bân dạy môn Địa lý mới ra trường lúc ấy thầy còn rất trẻ, thường hay tổ chức đi picnic với bọn mình vui lắm!…

Mình cũng nhớ năm lớp 11 thì phải, Nguyễn Sấn yêu nhỏ Hảo quá chừng nhưng không mở lời được, cái thời ấy sao mà khờ khạo thế không biết; mình cũng thế, nói như Hoàng quá chính xác, cứ đến trường thấy mặt nhau là vui và có cái gì đó xao xuyến trong lòng nhưng không dám mở miệng nói với ai được điều gì cả để đến đêm về cứ nhớ hình nhớ bóng ai; học không được ngủ cũng chẳng yên. Nói thế thôi chứ lúc ấy vẫn có một số bạn cũng đã yêu đương, hò hẹn mùi mẫn lắm; 17, 18 tuổi cả rồi, có đứa đã rấp rem có vợ. Riêng Sấn thích Hảo quá không biết làm sao cậu ta đành bộc bạch, tâm sự với mình nhờ mình góp ý giúp; mình thấy tội nghiệp nên làm quân sư quạt mo bất đắc dĩ; mình bảo Sấn viết thư đưa mình đọc trước (sau này khi gặp nhau vui miệng kể lại chuyện ấy, Sấn dùng từ “kiểm duyệt ”) rồi nhờ mình chuyển cho Hảo…

Lúc này chiến tranh đã đến thời kỳ leo thang ác liệt nhất, phần lớn bọn con trai chúng mình đều nghĩ rằng trước sau gì rồi cũng phải đi lính cả thôi, và cái gì đến sẽ đến: nếu mình nhớ không nhầm thì đến đầu hay giữa năm lớp 11 gì đó, các bạn nam sinh năm 1955 đều lần lượt lên đường nhập ngũ như Nguyễn Ngọc Mùi, Nguyễn Lạc, Đặng An Kha, Trần Hữu Nhuân… Cũng trong thời gian này nhân dịp trường tổ chức kỷ niệm Lễ Quốc khánh thì phải, mình không nhớ rõ là lễ gì nữa bởi lâu nên quên, mỗi lớp phải ra một tờ báo tường, trong lớp ai cũng phải có bài để nộp, bí quá mình liều làm một bài thơ và nộp cho lớp trưởng; mình lấy tên bài thơ là “Những bước chân trũng buồn”, nội dung gồm những câu thơ như sau:

Những bước chân trũng buồn,
Đi trên vùng đất mẹ,
Đầy những nét loang lỗ, hố hang,
Bởi suốt 20 năm bị đạn bom cày phá.

Đây quê mẹ,
Những bước chân này,
Ngậm ngùi cho số kiếp đau thương.

Mẹ Việt nam:
Vẫn ngày đêm nhẫn nhục,
Vẫn cúi đầu câm lặng,
Vẫn nén tiếng thở dài,
Đưa mắt nhìn những đứa con,
Ôi! Những đứa con của mẹ,
Đã từng đêm cùng mẹ hứng chịu nhiều đau khổ.

Nước mắt mẹ đã khô,
Không còn nhỏ thành từng giọt mặn,
Ngấm xuống mảnh đát này.

Đúng là thơ con cóc, bây giờ nhớ lại và ghi ra đây các bạn đọc xin đừng cười nha! Không hiểu sao hồi đó mình trở thành thơ với thẩn kiểu ông cụ như thế nữa.

Nhân đọc mấy dòng hoài niệm của Hoàng trên trang Web dành cho bạn bè, mình cảm động thực sự nên cũng cố gắng nhớ và ghi lại tản mạn vài dòng, song khi nhớ về thì có điều còn, điều mất; bạn bè mình ai còn nhớ được điều gì thì ghi lại để có lúc nào đó rảnh rỗi ngồi tĩnh tâm đọc lại xem như ôn lại những gì đã có hết sức quý báu trong quãng đời thời còn cắp sách đến trường các bạn nhé!

Hẹn gặp lại!
Tháng 10/2010

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Ngày xưa một thuở

Người viết:
Nguyễn Hoàng

Kể chuyện ngày xưa dưới dạng bịa chuyện coi bộ dễ hơn kể chuyện thật. Trong khi chờ có thời gian viết tiếp chuyện con cà con kê rồi con dê con ngỗng, mời các bạn đọc cho vui một truyện ngắn, lấy bối cảnh về trường lớp ngày xưa để viết.

Xóm Hạ nằm về cuối sông Truồi quy tụ phần lớn những hộ nghèo, ít người quan tâm hoặc có điều kiện cho con học hành đầy đủ. Việc Trung thi đậu vào đệ thất là niềm tự hào cho gia đình đồng thời đó là tin vui lan truyền khắp xóm. Vài người con, cháu của nhà thầu khoán ở xóm Thượng dù giàu có, khá giả nhưng mấy lần thi vẫn không qua được nên phải học trường bán công. Năm đó, với trên 400 thí sinh dự thi vào trường trung học An Lương Đông mà ban giám khảo chỉ lấy đỗ 80 học sinh nên việc vượt vũ môn quả không là đơn giản. Người mừng nhất là bà Thảo, mẹ Trung, từng hôm chắt chiu bát cơm trắng, miếng canh ngọt cho Trung ăn để học thi, nay coi như một phần công sức của bà được đền đáp.
Trung là con thứ ba trong nhà. Chị đầu và anh kế lớn hơn gần cả chục tuổi còn Thanh, cậu em kế cũng là út, thua Trung bốn tuổi được ba mẹ cưng chiều, học cũng giỏi nên đôi lúc hay cãi bướng Trung. Vồn hiền và chiều em nên Trung ít tỏ ra vai trò của ông anh, chẳng thể nào bắt nạt cậu em út của mình.
Dì Tư ở cuối xóm Hạ, cách non nửa cây số, vốn là bạn quen biết với mẹ Trung. Nhà cửa tuyềnh toàng. Minh, con gái đầu ở nhà giúp dì bán hàng xén, còn Vũ, cậu con trai lớn thì mấy năm trước đó thi hỏng nên đã vào Đà Nẵng phụ việc và học nghề cơ khí. Cô út Lan thì thua Trung 2 tuổi có triển vọng học khá hơn. Hồi còn bé xíu, Trung nhớ có lần được chú Tư, chồng của dì cho kẹo khi mẹ dẫn Trung đến nhà chơi, nay không biết đi đâu biền biệt. Hỏi mẹ, mẹ suỵt suỵt, bảo là chuyện người lớn. Mãi về sau mới biết là chú Tư dạo ấy lên rừng, đi tập kết ra miền Bắc.
Mẹ hay sai vặt Trung, bảo chạy xuống dì Tư mua giúp mấy đồng nước mắm hay miếng đường thắng. Trung cũng hay ghé mua cho mình lúc vài chiếc kẹo, khi thì nhúm dây thun, gặp dì thì thế nào dì cũng bán rẻ, có khi còn được dúi quả ổi, trái chuối. Bởi vì đôi lúc mưa gió lớn, hay bận việc dì Tư cũng thường nhờ Trung đi về cùng với em cho yên tâm.
Từ lúc Vũ đi Đà Nẵng, bé Lan cảm thấy hụt hẫng và nhớ vì Vũ thường bảo vệ, che chở em khỏi bị mấy đứa nhỏ bắt nạt. Nay dần dần Lan cũng coi Trung như anh mình, thỉnh thoảng còn làm nũng khi đòi bắt chuồn chuồn ớt, khi hái hoa dại trên đường đi học về. Có lần Trung cố kiễng chân để khoèo chiếc hoa lục bình tím cho Lan, không may rơi xuống bờ sông ướt cả áo quần, Lan hốt hoảng la lên, nhưng Trung lội vào được, chỉ cái tội là lúc về nhà bị mẹ đánh một roi vào mông đau quắn vì làm dơ quần áo.
Nghe tin vui, dì Tư liền đến nhà chơi, mang mấy cuốn vở mới và chùm dây thun biếu cho Trung coi như mừng cậu học trò thi đậu. Chuyện trò với mẹ Trung hồi lâu, dì có ý nhờ Trung kèm giúp cho Lan học trong thời gian tới.
***
Những cơn mưa rào vội vả tiễn kỳ nghỉ hè, trời đất mát dịu hơn cũng là lúc Trung chính thức bước vào trường trung học, để lại sau lưng tháng năm học ở trường tiểu học với hình ảnh cậu bé con nhếch nhác, ôm mấy cuốn vở le te xộc xệch nhiều lúc quên cả mũ nón. Giờ đây, đến trường không chỉ còn quanh quẩn với gốc đa đầu làng, theo con đường đất chạy dọc bờ sông rợp bóng tre quen thuộc mà phải đi thêm một đoạn đường rải sỏi để lên đường nhựa, vượt qua cầu Truồi một quãng khá xa mới đến trường Trung học An Luơng Đông.
Ngôi trường lúc bấy giờ còn sơ khai lắm, chỉ có 2 dãy nhà song song, mỗi bên 3 phòng còn ở giữa là khoảng sân cỏ mênh mông. Phòng thứ nhất của dãy bên trái nhìn từ ngoài cổng được dành cho thầy Hiệu trưởng và các giáo viên làm việc, 2 phòng kia sơn màu cánh gián với những chấn song khá lớn thay cho cửa sổ khiến cho ai đó đã gọi một cách hài hước là chuồng bò nên 2 phòng học này đã chết danh từ đó. Ngoài ra có một vài phòng đang xây dang dở. Trung ban đầu thắc mắc, tưởng là lên bậc học cao thì trường, lớp phải to hơn, đẹp hơn để khoe với bọn bạn trong xóm, có đứa lớn tuổi hơn cả Trung mà vẫn còn học tiểu học. Nhưng khi biết trường trong quá trình xây dựng nên cậu không còn băn khoăn và rồi ngôi trường nhanh chóng trở nên thân quen và ấm cúng như mái trường tiểu học cũ.
Được bố dẫn đến trường hôm khai giảng, Trung không có tâm trạng e dè của cậu học trò nhỏ như Thanh Tịnh mô tả trong câu chuyện “Tôi đi học”, rằng “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường...” vì Trung cảm thấy mình đã lớn, vì mình được học lên bậc trung học. Và bố cũng chỉ dẫn buổi này thôi còn về sau Trung hẹn với các bạn xóm trên để cùng đi. Nhẩn nha thì mất gần nửa giờ để đến trường nhưng thường Trung và các bạn đến sớm hơn một chút để chơi vũ cầu trong sân trường hay ghé lại đá jetons ở mấy quán bán phía trước cổng trường.
Khi việc học đã ổn định, Trung nghe lời mẹ bảo, cứ cuối tuần đến coi bài vở cho Lan. Dù Lan mới bước vào lớp nhì nhưng với kinh nghiệm học hành không đến đầu đến đũa của Vũ, dì Tư nhờ Trung chịu khó kiểm tra bài, nhất là môn toán. Trung trở thành cậu giáo, lúc dạy kèm thấy cũng oai ra phết. Thỉnh thoảng thầy cũng cũng nhịp nhịp chiếc roi dọa dẫm khi Lan không làm được bài và lúc đó thế nào Lan cũng rươm rướm nước mắt, mếu máo. Nhưng nhờ vậy mà Lan học khá hẳn lên, cuối năm nhận được phần thưởng hạng nhất. Năm sau, vào dịp hè gần ngày thi, Trung thật sự dành nhiều thời gian dò bài, ra thêm nhiều bài tập toán bắt Lan ôn tập. Nhờ vậy, đến kỳ thi vào đệ thất, Lan làm bài rất tự tin và tất nhiên được đỗ thứ hạng khá cao, xóm Hạ có thêm niềm vui mới và uy tín của Trung tăng lên. Cậu học trò lớp đệ ngũ được bà con đầu làng cuối xóm nhờ cậy kèm cặp con em mình, bố mẹ Trung kê mấy chiếc bàn ghế cũ ngoài hiên nhà để giúp cho bọn trẻ, nhưng chỉ trong mấy tháng hè còn vào năm thì Trung phải dành thời gian để học. Riêng bé Lan thì Trung tiếp tục bày vẽ trong thời gian chập chững bước vào lớp đệ thất. Dì Tư thì thật sự tin tưởng vào Trung nên ngay những chuyện rút học bạ, nộp hồ sơ, đưa Lan đến trường mới, Trung với vai trò người anh đi làm tất. Người ngoài tưởng chừng 2 đứa là anh em ruột.
Trở lại chuyện trường lớp. Vào bậc trung học, Trung thấy nhiều cái khác đó là một lớp được học nhiều môn mới với những thầy cô khác nhau chứ không như hồi tiểu học. Những môn học như Việt văn, Lịch sử, Địa lý thì không lạ, chỉ có Anh văn là môn mới toanh, Trung rất khoái. Chưa học được nhiều nhưng nhờ có cuốn tự điển Anh Việt, Trung cũng biết vỏ vẻ mấy chữ trên xe jeep hay xe GMC chở mấy toán lính Mỹ chạy trên đường quốc lộ. Môn toán cũng có nhiều cái mới, nhất là phần hình học. Ở tiểu học, bài tập chủ yếu là các bài toán đố, giải và tìm đáp số nhưng vào trung học phải làm những bài toán chứng minh hình học, ban đầu chưa quen cách lập luận, trình bày nhưng Trung đã cố gắng vượt qua và sau này có kinh nghiệm giúp cho Lan.
Khi Lan vào bậc trung học thì Trung không còn dạy kèm thường xuyên nữa mà thỉnh thoảng Lan mới đến hỏi bài mà cũng chủ yếu môn toán. Lan học cũng khá nhưng thường hay mất bình tĩnh khi làm bài. Với kinh nghiệm của người đi trước và sự kèm cặp, rèn dũa khá nhiều của Trung nên rồi Lan học có phần nhẹ nhàng vững tin như hồi thi vào đệ thất vậy. Chẳng hạn, vào năm đệ ngũ, Lan bị các bạn lớp trước dọa là cái món toán quỹ tích khó xơi lắm. Đúng là khi nghe từ “quỹ tích” đã thấy kỳ bí, thêm nữa các khái niêm phức tạp nào là điểm cố định, điểm biến thiên, đại lượng không đổi, v.v... mà sau này nhiều bạn khác trong lớp vẫn còn sợ khi nghe đến loại toán này nhưng rồi Lan cũng vượt qua nhờ Trung giảng kỹ và nêu rõ bản chất của các khái niệm đó.
Dù sao, con gái học toán cũng vất vả hơn con trai. Những lần giải các bài toán “nhà lầu”, tức là rút gọn các biểu thức đại số phức tạp bằng các phép toán, Lan phụng phịu không muốn làm thì Trung vẫn ra oai dù cho sau này cậu giáo ít nghiêm khắc. Đôi lúc Lan làm con tính sai, đặt dấu ngoặc nhầm chỗ hoặc chọn trung điểm của đoạn thẳng không đúng là Trung lên giọng: Này, mở mắt cho to mà tìm 2 đoạn thẳng bằng nhau đi nào! Hoặc: Coi chừng xuống lớp năm mà làm toán cộng lại,... Những lúc như vậy, tâm trạng của Lan căng thẳng, vừa sợ như lúc bị thầy gọi lên bảng trả lời nhưng cũng có cảm giác tưng tức. Rồi khi học xong hoặc Lan hiểu và làm được bài, Trung trở lại nét mặt hiền hòa và nhỏ nhẹ nhắc Lan, tạo cho cô học trò lấy lại được bình tĩnh, hiểu và nhớ những kiến thức Trung bày vẽ. Cũng nhờ cậu giáo nghiêm khắc nên bài tập ở nhà, bài kiểm tra ở trường Lan đều nhận điểm cao, được thầy khen nhưng phần nào cũng bị bọn con trai cùng lớp tỏ ra khó chịu và ghen ghét vì thầy giáo hay nói khích rằng, bọn con trai gì mà học kém, đáng xách guốc cho Lan.
Học môn Việt văn quả thật thú vị. Mỗi năm thì được học những tác phẩm văn học khác nhau gồm có cổ văn và tân văn. Cổ văn thì có những bài văn vần gồm ca dao, tục ngữ, đồng dao; các áng văn thơ của Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến; các truyện thơ như Bích câu kỳ ngộ (khuyết danh), Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, truyện Kiều của Nguyễn Du.
Về tân văn thì học sinh được học những tác phẩm của Tự lực văn đoàn như các truyện Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân của Khái Hưng; Đoạn tuyệt, Đôi bạn của Nhất Linh, ... Nhiều bạn trong lớp rơm rớm nước mắt khi học trích đoạn của truyện ngắn “Anh phải sống”, kể chuyện 2 vợ chồng vớt củi giữa sông Hồng trong mùa lũ. Khi chiếc thuyền nan bị chìm, người chồng dìu người vợ cố bơi vào bờ. Đến lúc thấy người chồng bắt đầu đuối sức, có lẽ sẽ chết cả đôi thì người vợ thốt lên: - Thằng Bò! Cái Nhớn! Cái Bé!... Không!... Anh phải sống! và lẳng lặng buông tay chìm xuống đáy sông.
Thỉnh thoảng thầy giáo chia lớp thành nhóm để thuyết trình một truyện ngắn hay trích đoạn của truyện dài. Trưởng nhóm phân công, bạn này thì tóm tắt câu chuyện, phân vai, các bạn kia đóng kịch, các bạn khác thì bình luận chuẩn bị để trả lời các câu hỏi của thầy v.v… Những truyện ngắn của Thạch Lam như “Gió lạnh đầu mùa”, “Quê mẹ” của Thanh Tịnh cũng đọng lại trong tâm hồn học trò tình người chân chất, nhân ái.
Tuy nhiên giờ Việt văn không phải lúc nào cũng thú vị. Thứ nhất, khi học một bài thơ hay bài trích giảng văn học nào học trò cũng phải soạn mấy mục: Văn thể, xuất xứ, đại ý, bố cục,... đôi lúc mang tính hình thức, khuôn sáo. Thứ hai, có đôi giờ học, thầy cho lớp trưởng đọc hay chép bài soạn lên bảng để cả lớp ghi bài. Lúc đó con buồn ngủ cứ đậu trên mi mắt, nhất là trời hè, gió hiu hiu từ cánh đồng thổi vào.
Môn Anh văn được học theo bộ sách English For Today. Ngoại trừ Book 1 dành cho lớp đệ thất với tiêu đề “At home and at school”, tương đối khô khan, các cuốn sau rất hấp dẫn. Bên cạnh học tiếng Anh, học sinh cũng tăng thêm những kiến thức về lịch sử, văn hóa và cuốc sống con người trên thế giới nhờ các bài text trong bộ sách này. Đúng là Lan có năng khiếu về ngoại ngữ nên chưa bao giờ Lan hỏi Trung điều gì và Trung do học môn này khá vất vả nên làm lơ, không khi nào nói chuyện về môn tiếng Anh, cho dù Trung đã học trước hai năm.
Sau này, qua các kỳ thi đệ nhất hoặc đệ nhị lục các nguyệt, cả Trung lẫn cô học trò nhỏ đều bận rộn ôn bài vở. Chỉ khi nào bí quá, Lan mới ghé nhà nhờ Trung hướng dẫn thêm đôi chút. Thi xong, người xóm Hạ thường thấy Trung và Lan ôm các tập bài làm của học sinh mà thầy đã chấm về nhà để làm chemise. Công việc này là niềm tự hào của bọn học trò. Chỉ những trò có điểm cao nhất của môn thi đó mới được cô thầy giao nhiệm vụ về lập danh sách học sinh và ghi điểm vào tờ bìa của túi bài thi để nộp cho giáo viên.
***
Học xong lớp đệ tam ở An Lương Đông, Trung phải chuyển lên Huế, học trường Quốc học vì trường quê chưa mở được lớp đệ nhị ban B. Lúc này thì Lan vào lớp đệ tứ. Môn toán hình học chuyển qua nội dung mới đó là hình học không gian và thêm phần lượng giác với những khái niệm sin, cos gì gì lạ hoắc và khó chịu không kém gì quỹ tích. Nếu trước đây có Trung ở nhà, hễ bí điều gì, Lan nghĩ đến việc nhờ anh giải thích. Nay phải chờ đợi có khi phải vài tuần, chủ nhật Trung về thăm nhà mới mong anh giúp, thậm chí có khi Trung rất vội nên phải đành thôi. Cũng vì không ỷ lại được nên từ năm này, Lan chịu khó học toán và nắm vững vấn đề hơn nên những lần gặp sau thay vì hỏi bài, Lan thường bắt Trung kể chuyện thành phố, chuyện trường, chuyện lớp “trên nớ” có khác ở quê nhà hay không. Trung bảo là có nhiều học sinh giỏi, con nhà giàu; bạn bè và thầy cô không được gần gũi, thân mật với nhau như ở dưới này.
Cuối năm đệ nhị, Trung lao vào học thi và Trung là một trong số ít người của quê nhà đỗ Tú tài bán phần và thẳng bước vào lớp đệ nhất.
Năm cuối cùng của bậc trung học là năm vất vả nhất của đời học sinh. Bài vở quá nhiều môn, áp lực thi cử căng thẳng khiến Trung hầu như ít về quê, chỉ khi nào hết tiền mới vội về xin tiếp tế. Rồi Trung cũng vượt qua cửa ải của kỳ thi Tú Tài toàn phần và ghi danh học dự bị Y khoa. Đây là sự kiện trọng đại của xóm Hạ vì trong xã chỉ mới có vài người đậu Tú Tài nhưng thuộc loại con nhà khá giả và theo học ở thành phố suốt cả thời gian tiểu học đến trung học.
Hết năm đệ tứ, dì Tư muốn Lan nghỉ học để giúp việc nhà vì hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn. Lan thì thiết tha muốn được đi học nhưng nghĩ tương lai liệu nên tiếp tục học hết bậc trung học hay không vì lên thành phố trọ học là cả vấn đề lớn. Nhưng nhờ việc Trung đỗ Tú tài, tác động đến cả xã nên dì Tư suy nghĩ lại, tằn tiện ráng kiếm tiền để Lan cho tiếp tục học. Bây giờ, lúc học về, ngoài công việc phụ giúp mẹ trong nhà, Lan cũng bắt đầu nhận đan len, chằm nón cùng với mẹ để dành tiền khi lên thành phố.
Đến khi Lan học xong lớp đệ nhị, lúc này gọi tên mới là lớp 11 thì nhà nước bỏ kỳ thi Tú tài 1. Lan chuyển lên học ở trường trung học Đồng Khánh, trọ nhà bà con để hoàn thành lớp 12. Anh sinh viên Y khoa một lần nữa giúp cô em các thủ tục chuyển trường, làm quen với phố xá, thị thành với sự đạo mạo, nghiêm nghị như ông giáo làng ngày nào.
Tháng ngày mải mê học tập, Trung chẳng hề để ý đến bóng hồng nào. Chỉ khi được trúng tuyển vào năm thứ nhất trường Y, lúc không còn quá căng thẳng của một loạt các kỳ thi nối tiếp và bước vào ngưỡng tuổi đôi mươi, Trung mới để ý chuyện tình cảm. Ông anh khá ngỡ ngàng khi nhận ra cô em bây giờ vừa qua tuổi dậy thì, trở thành cô nữ sinh xinh xắn, duyên dáng; lại nhờ gạo xay, nước máy thành phố nên trắng da, dài tóc chứ không phải đen đúa như ngày nào. Một thứ tình cảm khác lạ bắt đầu nẩy sinh trong Trung. Lan thì nhí nhảnh, hồn nhiên, vẫn vòi vĩnh anh Trung như hồi trước, vô tư không nhận ra những thay đổi khác lạ của ông anh.
Trung dành thời gian đến nhà Lan nhiều hơn nhưng vào giai đoạn này Lan chỉ biết chúi mũi vào học để thi Tú tài. Trung thì đã thấy một tình cảm yêu thương của hai người khác phái nhưng thấy khó mở lời quá. Thêm nữa, bạn bè cả trai lẫn gái của Lan lúc nào cũng đến học chung, trao đổi bài vở khiến Trung cảm thấy mình như là người ngoài cuộc, thừa thải.
Một lần chủ nhật về quê, hai anh em đi cùng chuyến xe. Dừng lại ở bến Truồi, cả hai đi bộ về làng. Không còn là ông thầy đạo mạo, uy nghiêm nữa, lấy hết can đảm, Trung thú thật tình cảm của mình, bảo đã từ lâu yêu thương Lan và nghĩ đến việc xây dựng gia đình tương lai. Lan khá bất ngờ và có phần hốt hoảng, bảo rằng từ trước đến nay Lan luôn kính trọng, sợ sệt, xem anh Trung cũng như anh Vũ và thậm chí còn cứ nghĩ Trung là ông anh họ nữa.
Sau chuyện này, Lan dường như cố tránh gặp Trung, lấy lý do là tập trung thi cử. Dù chưa có kinh nghiệm trong tình trường, Trung cũng thừa thông minh để biết rằng chuyện yêu đương sẽ không đến đâu, về đâu vào thời điểm này, nhất là kỳ thi tú tài của Lan sắp đến. Chàng ta mang nỗi đau thầm kín, mất hẳn phong thái tự tin, biết rằng không thể dùng toán, dùng văn để chinh phục tình cảm của cô em bé nhỏ, xinh xắn được nữa. Tương lai rồi sẽ ra sao? Que sera, sera? Whatever will be, will be?

Tháng 10/2010